Hospitality Awards Phần 2: Tổng hợp các giải thưởng trên thế giới, Scope of work và Tư duy về awards

Xin chào các bạn quay trở lại với Hotel Briefing Blog!

Chúng tôi muốn chia sẻ một tin vui với các bạn: Hotel Briefing vừa cán mốc 100,000 views (all time) sau 1 năm 4 tháng thành lập và qua 37 bài post.

Con số này, cùng với hàng loạt những email, tin nhắn và comment trên LinkedIn, Facebook, những câu hỏi, thắc mắc, đề nghị topic hay lời cảm ơn của các bạn độc giả đã cho đội ngũ tác giả chúng tôi rất nhiều niềm hạnh phúc và động lực. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn những tình cảm và sự cổ vũ của quý độc giả dành cho Hotel Briefing.


Quay trở lại nội dung chính nha: chủ đề hôm nay là phần 2 của topic Hospitality Awards (những giải thưởng trong ngành du lịch khách sạn) và những điều căn bản nhưng quan trọng mà bạn cần biết. Những bạn nào chưa đọc phần 1 thì tôi khuyên là bạn nên đọc đi nha, rồi hằng đọc tới phần 2 này, như vậy sẽ dễ hiểu và có hệ thống hơn đấy.

Tiếp nối phần 1 (đã cover các giải thưởng quốc tế hàng đầu mà bạn nên biết), phần 2 sẽ nói về: những giải thưởng hospitality awards trên thế giới, các giải thưởng trong nước, scope of work của team Marketing và tư duy về award mà bạn nên có. Một lưu ý nhỏ nhỏ cho các bạn rằng, những cách hệ thống liệt kê giải thưởng này, hay cách chúng ta tư duy về chúng, đều là dựa theo kinh nghiệm làm việc thực tế của đội ngũ tác giả, và có thể không cover hết tất cả những giải thưởng đang có trên thế giới.

Nào, mình bắt đầu thôi!

A. CÁC GIẢI THƯỞNG CỦA NGÀNH HOSPITALITY

5. Tổng hợp các giải thưởng quốc tế chia theo châu lục

Trong phần 1, chúng ta đã nói về 4 giải thưởng quốc tế nổi tiếng trên thế giới, nên mục này sẽ được bắt đầu bằng số 5, tiếp nối 4 mục trước nha các bạn. Mục này liệt kê tất cả những giải thưởng hospitality awards (sẽ nhắc lại tên 4 giải thưởng đã nêu trong phần 1) và được chia theo vùng lãnh thổ/ châu lục: Mỹ, Anh và châu Á.

Bạn cứ tưởng tượng nếu như phần 1 là phần giới thiệu chi tiết về một số giải thưởng danh giá, thì mục này như một bảng tổng kết ngắn gọn và đầy đủ vậy đó. Đây sẽ là một list dài gồm rất nhiều hệ thống giải thưởng phổ biến trong vùng lãnh thổ đó, được đội ngũ tác giá thu thập, lấy reference và chắt lọc từ những PR agency khác nhau trên thế giới, nên giá trị tham khảo của chúng rất cao và hữu ích nha.

Trung Quốc:

Indonesia:

Hong Kong:

Destination Deluxe

Singapore & khu vực Đông Nam Á:

Châu Á & Asia Pacific:

Anh Quốc:

Mỹ:

6. Các giải thưởng trong nước

Phần của quốc tế như vậy là xong rồi, bây giờ mình tới phần trong nước nha. Việt Nam mình cũng có một vài giải thưởng cho ngành du lịch khách sạn mà có thể các bạn chưa biết. Chúng ta cùng điểm qua nhé!

6a. Giải thưởng Du lịch Việt Nam của Tổng cục Du lịch & Bộ VHTTDL

Giải thưởng này là sự kiện thường niên của Tổng cục Du lịch nhằm lựa chọn, tôn vinh các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có đóng góp tích cực cho sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. Ngoài các hạng mục phổ thông như Lữ hành, Khách sạn, Ẩm thực, Golf và Vận chuyển, Tổng cục Du lịch còn có những hạng mục có vai trò (dù không trực tiếp) đóng góp và phát triển ngành du lịch Việt Nam như: Cơ sở đào tạo nguồn nhân lực, Đơn vị truyền thông và Các tập đoàn.

6b. The Guide Awards

The Guide Awards là giải thưởng thường niên do ấn phẩm du lịch The Guide trao tặng, giải thưởng này cũng dựa trên sự bình chọn từ độc giả của tạp chí. Đây cũng là một giải thưởng khá lâu đời của ngành du lịch Việt Nam, tính đến năm 2019 là The Guide Awards đã qua 19 lần tổ chức. (Tuy nhiên, chúng tôi lại không tìm thấy thông tin của The Guide Awards kể từ năm 2020.)

Hệ thống giải thưởng của The Guide phân thành 4 nhóm sản phẩm, dịch vụ du lịch gồm: Khách sạn và Căn hộ dịch vụ (Hotels & Serviced Apartments), Khu nghỉ dưỡng (Resorts), Nhà hàng và Dịch vụ (Restaurants & Services), Lữ hành và Vận chuyển du lịch (Tours & Transportation).

6c. Best Hotels & Resorts của tạp chí Wanderlust Tips

Giải thưởng Best Hotels Resorts Awards là giải thưởng thường niên của tạp chí du lịch song ngữ Wanderlust Tips. Đây là giải thưởng mới thành lập được vài năm chứ chưa lâu đời như hai giải thưởng mà tôi đã nhắc bên trên, và được bình chọn từ ban giám khảo của tạp chí, gồm ban biên tập, những nhân vật chủ chốt trong ngành du lịch xa xỉ và một số du khách hạng sang khác. Ngoài các hạng mục giải thưởng du lịch thì Best Hotels Resorts Awards còn trao giải cho những nhà lãnh đạo của khách sạn và resort nữa nhé.

B. SCOPE OF WORK CỦA MARKETING TEAM VỀ AWARDS

Vậy là chúng ta đã xong phần liệt kê, tổng hợp cũng như phân tích giải thưởng rồi ha, bây giờ, Hotel Briefing sẽ chia sẻ công việc, tasks và scope of work mà Marketing team phải handle đối với những giải thưởng này. Scope of work hay những marketing tasks này khá là cơ bản, straight forward và không có gì quá khó hiểu, do đó, ngay cả các bạn thực tập sinh & nhân viên mới ra trường cũng có thể được quản lý cho involve vào những task này đấy!

Theo kinh nghiệm làm việc của bản thân mình, tôi chia nhiệm vụ của nhân viên Marketing đối với awards thành các giai đoạn sau:

Giai đoạn chuẩn bị (Preparation stage)

  • Liên hệ với tổ chức giải thưởng hoặc tìm hiểu trên trang web của họ về: thời điểm đăng ký tranh giải, thời điểm bình chọn, thời điểm công bố giải thưởng etc. cũng như chi phí tham dự nếu có
  • Làm plan, làm proposal cho các sếp duyệt (bước này thì thông thường phải là từ PR Manager, Marketing Manager hoặc Director of Marketing trình cho các bác Director of Sales and Marketing, General Manager duyệt nha)
  • Tiến hành các loại paperwork cần thiết (thanh toán chi phí tham dự cho giải thưởng, những thỏa thuận marketing campaign etc.)
  • Đăng ký tham dự giải (thông thường là đăng ký qua website). Khách sạn có quyền chọn nhiều hạng mục và giải thưởng khác nhau, tùy theo chiến lược và định hướng của ban giám đốc.
Ví dụ một form tham gia tranh giải (Nomination) mà khách sạn phải đăng ký

Giai đoạn bầu chọn (Voting stage)

Đây là giai đoạn cổng bầu chọn đã mở cho độc giả vào bình chọn, tất nhiên, chỉ áp dụng cho những giải thưởng được bình chọn từ độc giả chứ không áp dụng cho những giải thưởng có ban giám khảo nha.

  • Thực hiện những hoạt động marketing kêu gọi khách hàng & đối tác, đồng nghiệp…bình chọn cho khách sạn. Ví dụ: post lên các trang mạng xã hội, gửi email, đăng blog/ website…

Những ví dụ trên chỉ là dựa theo kinh nghiệm làm việc của đội ngũ tác giả chúng tôi. Tất nhiên những hoạt động communication kêu gọi bình chọn này không có giới hạn, các marketer hoàn toàn có thể sáng tạo thêm nhiều hình thức khác nhau.

Ví dụ một post kêu gọi bình chọn của khách sạn

Giai đoạn công bố (Winner Announcement stage)

  • Ngay khi khách sạn được công bố là người thắng một trong các giải thưởng của tổ chức trao giải, bạn phải communicate thông tin này cho những stakeholders như: toàn thể nhân viên, khách hàng, báo chí, đối tác, chủ đầu tư… qua những kênh thông tin phù hợp cho từng đối tượng công chúng trên. Ví dụ: làm họp báo hoặc thông cáo báo chí cho giới truyền thông, các bài post mạng xã hội cho khách hàng và công chúng quan tâm, bài viết trên kênh thông tin nội bộ của công ty…
  • Lưu giữ giấy chứng nhận, cúp…từ tổ chức trao giải và update thông tin giải thưởng vào những POSM (point of sales and marketing) phù hợp, ví dụ: brochure, file presentation của Sales cho khách hàng, website…
  • Keep track các giải thưởng mà khách sạn đã có qua từng năm để báo cáo cho General Manager, chủ đầu tư hoặc tập đoàn

Bạn có thể đọc ví dụ một thông cáo báo chí của một khách sạn thắng giải tại link gắn kèm nhé.

C. TƯ DUY VỀ AWARDS

Theo lý thuyết, Award được gọi là một trong những “Public Relation technique”, giúp góp phần xây dựng, giữ vững và phát triển mối quan hệ của thương hiệu với những nhóm đối tượng công chúng (publics) khác nhau, theo chiến lược của thương hiệu. Keywords mà các bạn cần phải nhớ ở đây chính là “những nhóm đối tượng công chúng khác nhau” và “theo chiến lược của thương hiệu”. Giải thưởng có độ bao phủ khác nhau, theo châu lục hoặc theo quốc gia, việc này các bạn đã thấy qua danh sách tổng hợp của chúng tôi ở phần trên. Do đó, chúng sẽ thu hút lượng độc giả ở những châu lục và đất nước khác nhau. Tùy chiến lược của khách sạn là muốn đánh vào thị trường nào mà họ sẽ chọn award phổ biến ở thị trường đó.

Điều đó có nghĩa là gì, hay nói đúng hơn, nhưng tư duy bạn nên và không nên có đối với mảng awards này là gì?

  • Không nên so sánh “độ nổi tiếng” của những giải thưởng quốc tế và giải thưởng của một thị trường nội địa nào đó. Nên nhớ rằng, mỗi giải thưởng đều có vai trò trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu tích cực cho một thị trường cụ thể.
  • Không nên đánh đồng giải thưởng, hoặc cho rằng giải này thì “xịn” hơn giải kia. Như tôi đã nói bên trên, việc khách sạn chọn tranh giải ở hạng mục nào, giải gì hoàn toàn tùy thuộc vào định hướng cũng như chiến lược của khách sạn đó. Ví dụ: khách sạn bạn là city hotel có thế mạnh là tổ chức Conference thì có thể chọn tranh giải Leading Conference Hotel, khách sạn người khác có thế mạnh và muốn focus vào vẻ độc đáo của kiến trúc thì có thể chọn tranh giải Hotel Design of The Year…Và, định hướng thì cũng thay đổi theo thời gian, nên nếu một khách sạn tranh cử những giải thưởng khác nhau ở những thời điểm khác nhau là không có gì quá ngạc nhiên nha.
  • Tương tự, không nên nghĩ rằng những khách sạn có thắng giải thưởng sẽ hoàn toàn có chất lượng tốt hơn những khách sạn không tham dự tranh giải, do bạn sẽ không biết được liệu khách sạn kia có muốn target thị trường quốc tế đó không, có muốn định hướng và định vị khách sạn họ như khách sạn đã đoạt giải hay không, hay thậm chí họ chưa từng có ý định dùng Awards như một hình thức Marketing.
  • Không phải đối tượng khách hàng nào cũng sẽ bị thuyết phục bởi việc khách sạn chiến thắng giải thưởng. Một bộ phận khách hàng ở ngoài ngành du lịch có thể không biết đến những giải thưởng này, vì thế, những awards này đối với họ có thể không đủ sức mạnh lôi cuốn họ chọn khách sạn. Do đó, những hình thức PR và Marketing khác như quảng cáo trên mạng xã hội, video, blog, tạp chí, KOL Marketing, event… vẫn phải được chú trọng. Theo kinh nghiệm của tôi, giới khách hàng business, nhóm khách hàng cho mảng MICE và hội nghị, event cũng như những người sành du lịch sẽ có khả năng biết đến hệ thống hospitality award nhiều hơn.
  • Điều cuối cùng mà các bạn nên luôn nhớ đó là: không phải chỉ có giải thưởng mới là lời khẳng định về chất lượng. Chất lượng của một khách sạn còn được thể hiện qua rất nhiều mặt khác: những đánh giá về khách sạn trên trang web, trên các trang OTAs, các review qua mạng xã hội, hay những email cảm ơn từ khách hàng sau khi kết thúc kỳ nghỉ, những lời khen trực tiếp khách dành cho các bạn Housekeeping, Front Office… mà chúng không được publish trực tuyến. Do đó, đừng bao giờ nghĩ rằng chỉ cần focus vào việc tranh giải là đủ mà Marketing Team vẫn phải chú trọng khuyến khích “Sharing”. Các bạn có thể đọc bài viết 5 Stages of Travel để hiểu rõ hơn nhé!

Chất lượng của một khách sạn còn được thể hiện qua rất nhiều mặt khác: những đánh giá về khách sạn trên trang web, trên các trang OTAs, các review qua mạng xã hội, hay những email cảm ơn từ khách hàng sau khi kết thúc kỳ nghỉ, những lời khen trực tiếp khách dành cho các bạn Housekeeping, Front Office… mà chúng không được publish trực tuyến.

Vậy là chúng ta đã đi qua hết loạt bài về Hospitality Awards rồi đấy, Hotel Briefing hy vọng các bạn đã có thêm những sự tham khảo hữu ích cho con đường sự nghiệp của mình. Chúng tôi xin cảm ơn và hẹn các bạn trong những bài viết tiếp theo nha.


Link đến media kit và thông tin tổng quan của các đầu báo, tạp chí:


1 comments

Bình luận về bài viết này

Trang web này sử dụng Akismet để lọc thư rác. Tìm hiểu cách xử lý bình luận của bạn.